Giày da lộn là một trong những style giày rất được ưa chuộng từ nam đến nữ, ở mọi độ tuổi đều sở hữu cho riêng mình một đôi giày da lộn trong tủ giày của mình. Tuy nhiên, các bạn có biết chất liệu da lộn rất kị nước, vậy mỗi khi giày dơ thì phải vệ sinh giày da lộn như thế nào? Câu hỏi khá hóc búa phải không? Hãy xem bài viết dưới đây để biết cách làm sạch đôi giày yêu nhé:
Contents
- 1 Chất liệu da lộn là gì?
- 2 Phương pháp tạo nên da lộn
- 3 Da lộn được làm từ da nào
- 4 Ưu điểm và nhược điểm của da lộn
- 5 Cách giặt giày da lộn đúng chuẩn nhất
- 6 Cách làm vệ sinh, làm sạch giày da lộn khi bị bẩn hoặc mốc
- 7 Cách vệ sinh vết bẩn là dung dịch
- 8 Cách làm sạch giày da lộn khi bị các vết bẩn khác
- 9 Bảo quản da lộn và giữ gìn sạch sẽ
Chất liệu da lộn là gì?
Da lộn có tên gọi tiếng Anh là Suede Leather. Được làm từ mặt trái của da động vật, phổ biến là từ da cừu, da bò, da heo và da dê. Da suede được chà nhám và đánh bóng để có những cấu trúc da bằng phẳng, đồng đều hơn, vừa đủ nhẹ và mềm mại.
Phương pháp tạo nên da lộn
Da lộn được tạo ra bằng hai phương pháp thông dụng như sau:
- Phương pháp thứ nhất, vì da lộn vốn là bề mặt bên trong của da động vật, nên có thể nhìn thấy ở mặt dưới da và lật ngược lại, trái ngược với loại da nubuk được làm từ bên ngoài.
- Phương pháp thứ hai, là phương thức được đánh giá cầu kỳ và phức tạp hơn. Đó là tách các phần hạt trên bề mặt da và để lộ phần mờ mờ chỉ để lấy được bề mặt bên trong. Cách này ta sẽ được da lộn cả 2 mặt trên dưới và sẽ tạo ra một sản phẩm có chất liệu da mềm mại hơn, dẻo hơn. Vì thế nên giá thành của loại da này cũng sẽ cao hơn.
Nguồn gốc lịch sử của da lộn
Da lộn được ra đời từ bao giờ, chúng bắt nguồn từ đâu? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
Da lộn vốn là chất liệu được những quý ông thuộc dòng trâm anh tài phiệt người Pháp cực kỳ yêu thích. Vào khoảng thế kỷ 19, cái tên da lộn xuất hiện thông qua việc người Pháp nhập khẩu những đôi găng tay da mềm mại từ Thụy Điển. Từ đó cái tên ‘gants de Suède’ (găng tay da lộn của Thụy Điển) được nhiều người sử dụng.
Năm 1960, da lộn bùng lên là một loại chất liệu bao phủ ngành thời trang với nhiều mẫu mã thiết kế.
Đến nay, chất liệu này được nhiều nhà sản xuất đưa ra thị trường và thiết kế ra những sản phẩm nổi bật. Nó không còn chỉ được dùng cho những giới nhà giàu, quý tộc mà còn phổ biến rộng rãi tới mọi tầng lớp. Có rất nhiều thiết kế sử dụng da lộn mà nổi bật nhất là: áo khoác, giày…
Tất cả da lộn đều giống như những loại da thông thường khác mà bạn vẫn nhìn thấy trong cuộc sống (thường là da dê và da cừu) khi đã được loại bỏ hết những tạp chất. Quá trình loại bỏ tạp chất này để lộ ra một bề mặt da mềm mại, bông xù (như tuyết) và có thể được tiếp tục phân loại hoặc cắt bỏ để đạt được chất liệu đẹp nhất như mong muốn.
Da lộn thường mỏng hơn và xốp hơn da ở trạng thái nguyên sơ, qua quá trình sản xuất nên nó trở nên mềm mại hơn da tự nhiên rất nhiều. Màu sắc trở nên sắc nét hơn da tự nhiên.
Da lộn được làm từ da nào
Da lộn được làm từ da của mọi động vật, nhưng thông dụng nhất người ta chế tạo da lộn từ 3 loại da động vật sau:
Nguyên liệu sản xuất da lộn là da cừu, da heo và da bò
Da lộn từ da cừu
Da lộn chủ yếu được làm từ da cừu(vì chất liệu da lộn này sẽ nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn). Da lộn từ da cừu là một sản phẩm tuyệt vời với thời tiết mùa gió lạnh và ẩm ướt.
Da lộn từ da heo
Da lộn từ da heo có cứng hơn một chút so với da cừu, nhưng cũng mang đến cho bạn một sản phẩm bền và đẹp.
Da lộn từ da bò
Chất liệu da từ bò sẽ cứng hơn nhiều so với da cừu, nhưng đây cùng là một loại da lộn bền và ấm áp.
Ưu điểm và nhược điểm của da lộn
Đều là chất liệu dùng trong thời trang, may mặc, nên da lộn cũng sẽ có những ưu và nhược điểm. Tìm hiểu về những điểm nổi bật, cũng như một số điểm còn thiếu sót của da lộn nhé.
Ưu điểm
- Có sự mềm mại, mịn như nhung, màu sắc tự nhiên, đều màu
- Da lộn dày hơn có thể bền hơn da thông thường
- Mang đến cho người dùng phong cách trẻ trung, cá tính, năng động
- Sử dụng da lộn trong thời tiết lạnh và ẩm ướt sẽ làm bạn cảm thấy ấm áp
- Sau một thời gian sử dụng, da lộn sẽ càng sáng, bóng và mềm mịn hơn
- Vì sản phẩm từ tự nhiên nên sẽ thân thiện với môi trường.
Nhược điểm
- Dễ dàng hấp thụ nước, nếu đi dưới trời mưa thì đôi giày của bạn có thể bỏ vào sọt rác luôn được rồi
- Dễ bám bụi bẩn, không có tính đàn hồi và khó vệ sinh
- Giá thành cao hơn so với các loại da khác.
Cách giặt giày da lộn đúng chuẩn nhất
Giày da lộn là loại giày da rất được ưa chuộng bởi kiểu dáng tinh tế, sang trọng. Tuy nhiên, đây là loại giày tốn rất nhiều bước để vệ sinh và bảo quản.
Để đôi giày lộn luôn được bền đẹp, bạn hãy áp dụng các giặt giày đúng chuẩn sau đây:
- Bước 1: Loại sạch bụi bẩn trên giày: Sử dụng bàn chải chuyên dụng cho giày da lộn giúp loại bỏ bụi trên bề mặt và khe kẽ của đôi giày.
- Bước 2: Nếu loại giày có lót rời và có dây buộc, bạn cần tháo ra và giặt riêng.
- Bước 3: Làm ướt toàn bộ giày bằng nước lạnh.
- Bước 4: Hòa nước rửa chén hoặc bột giặt với một ít nước. Hòa đến khi tan hết và tạo thành bọt trắng.
- Bước 5: Dùng bàn chải đánh giày da lộn hoặc bàn chải nhúng vào dung dịch mới pha. Sau đó, đánh lên trên bề mặt giày da lộn. Đánh đều, liên tục trên bề mặt sau đó đến cạnh đế, và cuối cùng là đế giày. Đánh đến khi sạch vết bẩn thì chuyển sang bước tiếp theo.
- Bước 6: Làm sạch bọt xà phòng trên giày bằng khăn ẩm.
- Bước 7: Dùng khăn mềm, khô thấm hết nước cho đôi giày.
- Bước 8: Nhét giấy báo cũ vào bên trong giày và quấn quanh một lớp bên ngoài. Sau đó, đem phơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Bước 9: Sau khi giày khô, sử dụng cây lăn bụi để lấy đi hết bụi bẩn bám trên thân giày. Bạn cũng có thể đánh xi để bề mặt da lộn được như mới.
Cách làm vệ sinh, làm sạch giày da lộn khi bị bẩn hoặc mốc
Giày da lộn rất dễ bị bẩn hoặc ẩm mốc nếu bạn không vệ sinh và bảo quản đúng cách. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể áp dụng cách sau:
- Đầu tiên, vo giấy hoặc báo cũ sau đó nhét vào trong giày để không bị mất form giày khi làm sạch.
- Sử dụng bàn chải chuyên dụng dành cho giày da lộn, chải nhẹ nhàng sạch lớp bẩn. Cần chải theo chiều thuận của lớp tơ trên bề mặt.
- Đối với những vết bẩn cứng đầu, không chải sạch bằng bàn chải thì nên dùng miếng cao su. Bạn chỉ cần lấy miếng cao su chà lên vết bẩn trên giày. Hoặc có thể dùng tấm ván gỗ ép nhỏ để cạo sạch vết bẩn.
- Sau đó, bạn dùng bàn chải nilon để dựng lớp lông trên bề mặt vừa bị xẹp trong quá trình vệ sinh giày. Nếu giày có lớp lông bị mòn, nên sử dụng bàn chải sợi lông trước khi sử dụng bàn chải nilon.
- Cuối cùng, bạn tháo lớp giấy báo ra và có thể sử dụng bình thường.
Lưu ý: Bạn cần để giày khô trước khi thực hiện các bước vệ sinh. Như vậy, các vết bùn bẩn, ẩm mốc mới dễ dàng loại bỏ.
Để giày da lộn không bị bụi bẩn hay ẩm mốc bạn cần chú ý khi sử dụng và bảo quản đúng cách. Biện pháp tốt nhất là bạn không nên đi chúng đến nơi nhiều bụi bẩn hoặc dùng cho trời mưa.
Để giày da lộn không bị bụi bẩn hay ẩm mốc bạn cần chú ý khi sử dụng và bảo quản đúng cách. Biện pháp tốt nhất là bạn không nên đi chúng đến nơi nhiều bụi bẩn hoặc dùng cho trời mưa.
Cách vệ sinh vết bẩn là dung dịch
Cách làm sạch giày da lộn với các vết bẩn ở dạng dung dịch (thông thường là vệt nước bẩn), bạn có thể thực hiện như sau:
- Đầu tiên bạn dùng khăn mềm đặt lên giày để hút hết dung dịch. Ở bước này bạn không cần lấy khăn chà vì sẽ làm lem vết bẩn ra khu vực khác.
- Sau đó phun một lớp nước mỏng lên giày rồi dùng bàn chải chà xát lên bề mặt vết bẩn. Để làm sạch hết vết bẩn, bạn nên làm sạch từ xung quanh trước.
- Cuối cùng, bạn dùng vải mềm ẩm để làm sạch hết các vết bẩn.
Sau khi vệ sinh giày, bạn cần phơi khô ở nơi thoáng mát. Bạn cũng có thể dùng quạt máy giúp giày khô nhanh hơn. Giày khô hoàn toàn, bạn chải lại bằng xi và bàn chải chuyên dụng.
Cách làm sạch giày da lộn khi bị các vết bẩn khác
Trong quá trình sử dụng, đôi khi giày của bạn sẽ bị các vết bẩn khác như: dầu mỡ, thức ăn, hóa chất,… Đây là những vết bẩn khó xử lý, cần rất nhiều thời gian để vệ sinh.
- Đối với các vết bẩn mỡ: Vết dầu mỡ lưu lại rất lâu trên bề mặt giày da lộn. Bạn nên làm sạch vết bẩn bằng nước ấm. Sau đó, bạn có thể rắc bột bắp hoặc bột talcum lên vết dầu và để chúng qua đêm. Đến hôm sau, dùng bàn chải mềm nhẹ nhàng quét sạch bột. Nên làm ẩm vết xước bằng xi chuyên dụng hoặc Vaseline. Và dùng bàn chải chuyên dụng để làm bóng lại bề mặt da.
- Đối với vết bẩn mực: Vết bẩn vẫn còn mới, bạn nên chà sạch nó bằng giấy nhám mịn. Bạn cũng có thể sử dụng vải mềm ngâm trong dung dịch giấm ăn pha với nước để làm sạch. Hoặc sử dụng chất tẩy da lộn chuyên dụng để loại bỏ vết mực trên da giày.
- Đối với bã kẹo cao su hoặc sáp: Bạn có thể xử lý bằng cách “đóng băng” giày trong tủ lạnh vài giờ. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp kẹo cao su hoặc sáp cứng lại. Sau đó, bạn có thể dễ dàng loại bỏ chúng bằng bàn chải.