Cách làm sạch giày da trắng bị mốc

Giày da trắng rất được giới mộ điệu ưa chuộng vì khả năng phối đồ đa dạng, mang vừa đẹp vừa sang trọng. Không gì tồi tệ hơn việc đôi giày yêu thích bị “mốc xanh mốc đỏ” sau lần đi mưa hay để bám bẩn quá lâu không vệ sinh. Có khá nhiều cách làm sạch giày da trắng bị mốc nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách khiến cho đôi giày của bạn trở nên xấu hơn. Vậy thì hãy theo dõi các chia sẻ dưới đây của Mr.Bo chắc chắn sẽ giúp bạn chọn lựa hình thức giặt giày da lộn bị mốc phù hợp.

Nguyên nhân gây nấm mốc ở giày da?

Nấm mốc được biết là dạng vi khuẩn đa nhân, nó dễ dàng bám bụi bẩn và phát triển trong không khí. Nó có rất nhiều màu sắc như: mốc xanh, mốc đỏ, mốc đen,…Việc xuất hiện nấm là do 3 nguyên nhân chính là: nhiệt độ thích hợp, độ ẩm và chất dinh dưỡng cần thiết ở những nguyên liệu dễ dàng hấp thu hơi ẩm.

Bất kể là giày của bạn có mang màu sắc gì đi nữa thì chỉ cần là giày da dầu hoặc da lộn là khả năng nấm mốc phát triển là rất cao. Bên cạnh đó nó cũng có thể phát triển mạnh trên các loại da như: da bò, da heo, da cừu,…và hầu hết là được phát triển ở mũi giày, đế giày và các đường chỉ, các mối nối.

Cách làm sạch giày da trắng bị mốc

Trường hợp mốc nhẹ:

Sử dụng giấm ăn để làm sạch giày da bị mốc

Chuẩn bị:

  • Giấm ăn
  • Nước sạch
  • Khăn mềm

Tiến hành

  • Giặt giày thật sạch và phơi dưới ánh nắng tự nhiên để giày khô.
  • Dùng khăn mềm thấm từng chút một giấm ăn vào vết mốc, làm liên tục cho đến khi vết mốc mờ đi nhất có thể.
  • Nếu giày chưa sạch vết mốc, có thể tiến hành thêm 2-3 lần cho đến khi đôi giày sạch và trở lại như mới.

Lưu ý: Hãy kiên trì một chút bởi vết mốc lộ rõ hơn nên sẽ mất nhiều công sức hơn để làm sạch chúng.

Ngoài giấm bạn có thể sử dụng các dung dịch sau để tẩy mốc trên giày da màu trắng:

  • Cồn pha nước theo tỉ lệ 1:1
  • Nước rửa chén pha loãng
  • Nước súc miệng diệt khuẩn
  • Lòng trắng trứng.

Trường hợp giày da trắng bị mốc nặng

Hãy chuẩn bị: Xà phòng/ xà bông/ nước rửa bát, nước sạch, khăn mềm và bàn chải nhỏ/ bàn chải đánh răng mềm.

Các bước tiến hành:

  • Làm sạch đôi giày sau đó vắt hết nước.
  • Pha loãng xà phòng hoặc nước rửa bát và nước sạch.
  • Dùng bàn chải nhúng vào dung dịch vừa tạo ra rồi chà nhẹ nhàng lên bề mặt giày, tập trung ở những nơi có nhiều vết mốc.
  • Xả giày bằng nước sạch cho hết bọt xà phòng hay nước rửa bát.
  • Đem phơi khô giày dưới ánh  nắng tự nhiên hoặc nơi có nhiều gió.
  • Khi dùng bàn chải chà lên giày, hãy nhẹ nhàng hết sức có thể nhưng đảm bảo chà đúng chỗ có nhiều vết mốc để dung dịch có thể tập trung đánh bay vết bẩn. Bạn có thể dùng các loại dung dịch chuyên dụng làm sạch giày thay vì nước rửa bát hay xà phòng.

Một số lưu ý trong cách giặt giày da bị mốc

  • Khi giặt giày, đặc biệt đối với giày da lộn, bạn nên nhớ không xả nước quá lâu vì ngấm nước lâu có thể làm tình trạng nấm mốc quay trở lại. Bên cạnh đó, việc phơi giày ở nơi khô ráo, có ánh nắng tự nhiên sẽ giúp giày được thông thoáng và nấm mốc không có cơ hội quay trở lại.
  • Nấm mốc thường xuất hiện nhất ở những đôi giày da lộn, sau đó đến giày màu trắng thuộc mọi chất liệu. Vì vậy ngoài việc nắm được những cách giặt giày bị mốc, chúng ta nên chủ động phòng tránh mốc cho đôi giày bằng cách hạn chế đi dưới trời mưa, không để giày bị ngấm nước quá lâu, để giày ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa hóa chất, thường xuyên vệ sinh giày da lộn và bảo quản chăm sóc giày đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status